Mới đây, bé N.T.D. (Bình Tân, Vĩnh Long) được chuyển vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, với bàn chân trái sưng phù lan qua cẳng chân, vùng mặt trước bàn chân có mốc độc. Trước khi nhập viện khoảng 1 giờ, bệnh nhi đi ra vườn và bị rắn lục đuôi đỏ cắn, theo Znews.

Ra vườn gặp con rắn xanh, bé trai phải nhập viện gấp- Ảnh 1.

Bàn chân trái bị rắn cắn của bé D. Ảnh: BVCC.

Nhập viện trong tình trạng nặng rối loạn đông máu diễn tiến nhanh nên em được chỉ định truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đuôi đỏ. May mắn, vết cắn giảm sưng nề, không còn chảy máu. Các xét nghiệm rối loạn đông máu cải thiện tốt. Em được xuất viện sau 4 ngày điều trị.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, thời gian gần đây, khi bắt đầu bước vào mùa mưa và mùa nước lên, Khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, đa số là rắn lục đuôi đỏ.

Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có thể gây rối loạn đông máu với biểu hiện ban đầu là chảy máu tại vết cắn, sưng lan nhanh.

Nhiều trường hợp bị rắn cắn đến viện trễ khiến tình trạng rối loạn đông máu diễn tiến nặng, người bệnh có thể xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết tạng và dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Ra vườn gặp con rắn xanh, bé trai phải nhập viện gấp- Ảnh 2.

Hình ảnh rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục, nọc độc của chúng có thể gây rối loạn đông máu. Ảnh: flickr.

Trước đó cũng có một bé trai ở Vĩnh Long bị rắn cắn phải nhập viện. Tuy nhiên, sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, vết rắn cắn sưng to và lan tiếp lên cánh tay trái, nên bác sĩ cho bệnh nhi truyền thêm 5 lọ huyết thanh nữa. Kết quả, sau 24 giờ, tình trạng bệnh nhi cải thiện, hết chảy máu, vết thương rắn cắn bớt sưng bầm, theo VTV.

Loài rắn lục đuôi đỏ sinh sống tập trung tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh các loài rắn hổ. Mùa mưa cũng là thời điểm sinh sản của rắn. Thế nhưng hiện nay, môi trường sống của chúng ngày càng thu hẹp, dẫn đến nguy cơ rắn bò vào nhà người dân trú ẩn tại các góc khuất, tối.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên phát quang xung quanh nhà để không tạo môi trường cho rắn trú ngụ. Khi đi ra vườn, mọi người nên mang ủng cao.

Những lưu ý cần tuân thủ khi bị rắn cắn

Không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc.

Không đợi ở nhà và chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện, vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện.

Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn, vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch.

Không làm các biện pháp khác, như: Chườm đá, gây điện giật…

Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn:

Dùng băng rộng khoảng 5 – 10 cm, có thể băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo.





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *