Đối với nhiều người, đồ ngọt là một thứ cám dỗ ‘bất khả kháng’ bởi hương vị ngọt ngào, lôi cuốn của nó. Tuy nhiên, vẫn có một nhóm người nói ‘không’ với đồ ngọt, bởi nhiều lý do, có thể họ không thích ăn đồ ngọt, hoặc đơn giản họ lo lắng về những vấn đề sức khỏe có thể bị gây ra nếu tiêu thụ nhiều đồ ngọt.

Dù cũng có những nghiên cứu chỉ ra một số lợi ích nhất định của đồ ngọt đối với sức khỏe con người nhưng mối lo ngại về ảnh hưởng sức khỏe của chúng vẫn luôn là một đề tài được quan tâm của giới nghiên cứu. Liệu có mối quan hệ nào giữa lượng đường (trong đồ ngọt) được tiêu thụ với nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không?

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Paris ở Pháp đã công bố một nghiên cứu về lượng đường tiêu thụ và nguy cơ ung thư trên “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ”. Bằng cách theo dõi ba bữa ăn và lượng thức ăn khác (bao gồm cả đường) của 101.279 người tham gia, có tổng số 2.503 trường hợp ung thư đã xảy ra, trong đó những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng 47%. Kết quả cho thấy lượng đường tiêu thụ có mối tương quan thuận với nguy cơ ung thư nói chung.

Người thích ăn đồ ngọt và người không thích đồ ngọt, ai có nhiều khả năng mắc ung thư hơn? Nghiên cứu hơn 100.000 người chỉ ra kết luận - Ảnh 1.

Một nghiên cứu khác của Nhật Bản về việc ăn đường và tác hại về mặt tinh thần công bố trên tạp chí Science Advances cũng chỉ ra điều tương tự. Các nhà nghiên cứu đã thành lập hai nhóm kiểm soát thông qua các thí nghiệm để quan sát tác động của việc cho trẻ ăn chế độ ăn nhiều (đường) sucrose. Người ta phát hiện ra rằng sau khi những trẻ vị thành niên tiếp xúc với chế độ ăn nhiều sucrose, chúng có nguy cơ cao hơn bị tổn thương mạch máu não và chức năng não bất thường trong giai đoạn sau, thậm chí còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm thần. 

Tạp chí Nature từng đăng bài viết có tựa đề “Sức khỏe cộng đồng: Sự thật về độc tính của đường”. Tác giả là Giáo sư Robert H. Lustig, bác sĩ nội tiết nhi khoa thuộc Đại học California, San Francisco (Hoa Kỳ) cho rằng việc ăn quá nhiều đường sẽ gây ra bệnh “nghiện đường”. Và việc nghiện này có hại cho cơ thể như thuốc lá và rượu.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng ăn đồ ngọt sẽ gây ra nhiều mức độ tổn hại khác nhau cho các cơ quan khác nhau của cơ thể.

Tác hại của việc ăn quá nhiều đường

Ăn đường khiến con người hạnh phúc hơn. Ăn một miếng đường khi bạn cáu kỉnh và chán nản có thể cải thiện đáng kể tâm trạng chán nản của bạn. Tuy nhiên, loại cảm giác hạnh phúc này chỉ có thể kéo dài trong 30 phút ngắn ngủi. Ngược lại, tác hại do ăn uống nhiều đường gây ra kéo dài hơn thế.

Trước hết, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh của nhóm của chuyên gia từ Bệnh viện Tây Trung Quốc thuộc Đại học Tứ Xuyên, người ta phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm tăng các bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, ung thư và 45 bệnh nguy hiểm khác!

Thứ hai, thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có hại cho sức khỏe làn da. Lượng đường dư thừa sẽ đẩy nhanh quá trình phân bào, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sự liên kết collagen của da, khiến da không còn săn chắc, con người sẽ nhanh chóng già đi.

Người thích ăn đồ ngọt và người không thích đồ ngọt, ai có nhiều khả năng mắc ung thư hơn? Nghiên cứu hơn 100.000 người chỉ ra kết luận - Ảnh 2.

3 cách ăn đường một cách khoa học

Tuy ăn nhiều đường có hại nhưng không có nghĩa là bạn không được ăn đồ ngọt, chỉ cần bạn kiểm soát lượng đường một cách khoa học và chú ý ăn uống hợp lý là bạn có thể yên tâm tận hưởng “vị ngọt”.

1. Hãy cảnh giác với đường vô hình

Cái gọi là “thực phẩm không đường” trên thị trường thực ra chỉ thay thế đường trắng bằng các thành phần bổ sung có chứa các từ như đường trắng, đường cát, sucrose, fructose và glucose. Chúng cũng được coi là thực phẩm “đường ẩn” và nên được thực hiện ở mức độ vừa phải.

2. Kiểm soát lượng ăn vào

Miễn là bạn ăn đường với lượng thích hợp, lợi ích sẽ lớn hơn rủi ro. Theo khuyến nghị, lượng đường hàng ngày của người lớn không được vượt quá 50 gram và tốt nhất là nên ăn kiểm soát nó dưới 25 gram.

3. Cho ít đường hơn khi nấu ăn

Đường trắng được thêm vào làm hương liệu cho nhiều món ăn hàng ngày, nhưng sự kết hợp giữa dầu và đường đặc biệt giàu năng lượng và thường là nguyên nhân quan trọng gây béo phì. Vì vậy, chúng ta phải chú ý bổ sung ít đường hơn trong nấu ăn hàng ngày.

Nguồn và ảnh: Aboluowang Eat This





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *