Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), xuất khẩu quế của nước ta trong tháng 2 đạt hơn 5.000 tấn với trị giá gần 14 triệu USD, giảm gần 30% so với tháng trước. Prosi Thăng Long, Olam Việt Nam và Gia vị Sơn Hà là 3 doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu.

Lũy kế trong 2 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được hơn 12.000 tấn quế, tổng kim ngạch thu về hơn 34 triệu USD, tương đương hơn 800 tỷ đồng, tăng 19% về lượng và tăng 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất với gần 4.000 tấn, thị phần gần 32%.

Một tỉnh Tây Bắc trồng 80.000 ha cây gia vị lâu đời nhất thế giới: Từ rễ đến lá đều hái ra tiền, Việt Nam thu hơn 800 tỷ đồng từ đầu năm- Ảnh 1.

Quế là loại gia vị lâu đời nhất trên thế giới, được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó, quế lan sang châu Âu và đi khắp thế giới bằng con đường giao thương buôn bán. Đây là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Á Đông, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thành phần chính trong quế là cinnamaldehyde, một hợp chất có hoạt tính sinh học cao, mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể.

Với diện tích khoảng 180.000 ha, cây quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng thời đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương. Năm 2023, nước ta xuất khẩu được hơn 89.000 tấn quế, đạt giá trị hơn 260 triệu USD, trở thành quốc gia sản xuất quế đứng đầu thế giới. 

Quế tại Việt Nam phân bố tập trung ở miền Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Nguyên… và một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng quế lớn nhất cả nước với hơn 80.000 ha, chiếm tới 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh. Hàng năm, sản lượng vỏ quế khai thác đạt khoảng 18.000 tấn; cành và lá quế hơn 85.000 tấn; gỗ quế (tận thu sau khai thác) đạt 200.000m 3.

Theo chia sẻ của người trồng, cây quế có thể cho thu hoạch kể từ năm thứ 3 trở đi, vỏ có giá bán khoảng 50.000 đồng/kg vỏ khô, lá quế từ 1.800 đồng-2.000 đồng/kg. Mỗi ha quế đến tuổi, người nông dân có thể thu về hàng trăm triệu đồng/năm.

Trước năm 2018, giá quế liên tục tăng cao đã tạo điều kiện cho người nông dân mở rộng diện tích. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, giá quế giảm do nguồn cung dồi dào từ Trung Quốc và Việt Nam, dẫn tới giá xuất khẩu giảm.

Bộ NN-PTNT cùng VPSA đã liên tục khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích quế, mà cần chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là kiểm soát được nguồn nước để tránh tồn dư kim loại nặng cũng như phòng trừ bệnh sâu ăn lá.

Sản phẩm quế của nước ta đã xuất đi 30 quốc gia trên thế giới; nhu cầu vẫn còn lớn và ổn định. Các thị trường như Mỹ, Ấn Độ có nhu cầu rất lớn nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao nên cần phải có sự thay đổi căn bản về sản xuất và chế biến quế.



Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *