Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông Y Hà Nội cho hay, tại Việt Nam có một loại cây tên là dó bầu, có thể tạo ra trầm. Trầm được tạo ra khi cây có phản ứng miễn dịch với các vết thương hoặc nhiễm trùng. Ngoài tự nhiên, trong số 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có 1 cây có thể tạo ra trầm.

Trầm của Việt Nam có chất lượng tốt và giá cả đắt đỏ bậc nhất trên thế giới, được ví là “vàng lỏng”. Đặc biệt là bạch kỳ (tên một loại trầm) có thời gian hình thành trầm lên tới hàng trăm năm nên cực kỳ khan hiếm, người có tiền chưa chắc đã sở hữu được.

Ông Sáng cho hay, trong trầm hương chứa tinh dầu, trong đó gồm có 11% terpen alcol,  53% metoxybenzalaceton, 26% benzylaceton và một số acid amin. Trong Y học cổ truyền trầm có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận.

Việt Nam sở hữu loại cây chảy ra “vàng lỏng”, đắt đỏ bậc nhất thế giới: Hóa ra có nhiều công dụng tốt- Ảnh 1.

Tạo trầm cho cây dó bầu.

Theo Đông Y, trầm có công dụng giảm đau, noãn thận, kiện vị, giáng khí, tráng nguyên dương và ôn trung. Chủ trị: Suyễn cấp, khí nghịch, chứng tinh lạnh ở nam giới, tiêu chảy, thận hư, chống nôn, bí tiểu tiện.

Trầm hương cũng được dùng trong bài thuốc chữa thận hư, bí tiểu tiện, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới và chống buồn nôn.

Trầm hương thường được sử dụng ở dạng bột hoặc hoàn. Liều dùng trung bình từ 1 – 4g/ ngày.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trầm có chứa acetylcholine, khi tiêm cho mèo có tác dụng giảm biên độ co bóp ruột. Ngoài ra, thuốc còn giảm nhu động tự nhiên của đường ruột. Dạng chiết của trầm có chứa acetylcholine và histamine, có tác dụng chống co thắt cơ trơn và ức chế co bóp tự chủ của hồi tràng ở chuột lang.

Một số bài thuốc hay có sử dụng trầm

Ông Sáng cũng đưa ra một số bài thuốc hay có sử dụng trầm, cụ thể như sau:

– Chữa hen khí phế quản: Trầm hương 15g; Trắc bách diệp 3g. Đem tán bột mịn và dùng uống trước khi ngủ. Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc này cho người âm hư hỏa vượng.

– Trị đau dạ dày, đau bụng và nôn mửa: Trầm hương 10g; Đinh hương 10g; Bạch khấu nhân 8g; Nhục quế 10g; Hoàng liên 8g. Đem dược liệu tán nhỏ, mỗi lần dùng 1g. Sử dụng nước nóng chiêu thuốc, ngày uống từ 3 – 4 lần.

– Chữa chứng khí dồn lên thở gấp, người buồn bực và không muốn ăn uống: Trầm hương 6g; Binh lang 6g; Ô dược 6g; Nhân sâm 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày uống 1 thang.

– Chữa nôn ói và phát nấc liên tục: Trầm hương 4g; Bạch đậu khấu 4g; Hạt tía tô 4g. Sắc với nước uống và dùng hết trong ngày.

– Chữa xúc động mạnh gây khó thở, tức ngực: Trầm hương 8g; Nhân sâm 8g. Đem các nguyên liệu hãm với 1 tách nước sôi trong khoảng 10 phút rồi dùng uống.

– Trị khí suyễn và các chứng thực khiến bụng chướng: Trầm hương 2g; La bạc tử 12g; Mộc hương 4g; Chỉ xác 8g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

– Trị chứng suyễn do hư hàn: Trầm hương 2g; Phụ tử chế 12g; Sinh khương 8g. Sắc uống hàng ngày.

– Trị đau ngực và đau bụng do hàn ngưng khí trệ: Trầm hương 2g; Cam thảo 8g; Hương phụ 8g; Sa nhân 4g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

– Bài thuốc trị táo bón ở người lớn tuổi do khí huyết hư: Trầm hương 2g; Ma nhân 12g; Nhục thung dung 24g. Tán các nguyên liệu thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành viên. Mỗi lần dùng 12 – 20g, ngày uống 2 lần.

Lưu ý khi dùng trầm

Chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trầm cho người âm hư hỏa vượng và phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, người có khí hư hãm ở phần dưới cũng cần thận trọng khi sử dụng trầm.

Ông Sáng nói thêm, trước khi sử dụng trầm để chữa bệnh, người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *