Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) hay được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Năm nay, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Tư, ngày 12/2 dương lịch. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ để dâng lên thần linh và tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và cầu mong may mắn, bình an cho cả năm.
Ảnh minh họa
Việc chọn giờ cúng lễ rất quan trọng, giúp gia chủ tăng cường vận khí và đón tài lộc. Trong đó, giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ (11h – 13h), đặc biệt là chính Ngọ (12h). Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm thần Phật giáng thế, chứng nghiệm lòng thành của gia chủ.
Khung giờ đẹp để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng
Bên cạnh đó, các gia đình cũng có thể thực hiện nghi lễ cúng Rằm vào các khung giờ khác trong khoảng từ ngày 13/1 âm lịch đến 15/1 âm lịch. Dưới đây là các khung giờ vàng phù hợp cho từng ngày:
Ngày 13/1 âm lịch (10/2 dương lịch): Ngày Canh Tuất hợp với gia chủ tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Giờ đẹp gồm: Canh Thìn (7h – 9h), Tân Tỵ (9h – 11h), Giáp Thân (15h – 17h), Ất Dậu (17h – 19h)
Ngày 14/1 âm lịch (11/2 dương lịch): Ngày Tân Hợi hợp với gia chủ tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Giờ đẹp gồm: Nhâm Thìn (7h – 9h), Giáp Ngọ (11h – 13h), Ất Mùi (13h – 15h).
Ngày chính Rằm 15/1 âm lịch (12/2 dương lịch): Ngày Nhâm Tý hợp với gia chủ tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Giờ đẹp gồm: Quý Mão (5h – 7h), Bính Ngọ (11h – 13h), Mậu Thân (15h – 17h), Kỷ Dậu (17h – 19h).
Việc chọn giờ cúng lễ rất quan trọng, giúp gia chủ tăng cường vận khí và đón tài lộc
Chuyên gia phong thủy cho biết chỉ có ngày 15/1 âm lịch mới được cúng vào giờ Ngọ, vì đây là Tết Nguyên Tiêu. Đây được xem là thời điểm linh thiêng nhất. Trong khi đó, các ngày Rằm khác trong năm, gia chủ không nên chọn giờ Ngọ để cúng lễ.
Tuy nhiên, bài viết mang tính chất tham khảo, tùy theo phong tục địa phương mà gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn thời gian cúng phù hợp.