Sức khỏe giảm sút sẽ trực tiếp biểu hiện ra bên ngoài bằng các thay đổi trên cơ thể. Một khi sức khỏe kém đi, tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng.
1. Quầng thâm mắt
Nhiều người cho rằng quầng thâm mắt là dấu hiệu của lão hóa hay do thức khuya, căng thẳng. Tuy nhiên, dưới quan điểm của Đông y thì quầng thâm mắt là biểu hiện của thận hư, khí huyết không đủ.
Nói cách khác, đằng sau sự xuất hiện của quầng thâm thực chất là do thận khí không đủ, khiến khí và máu không lưu thông thuận lợi lên mặt và vùng da quanh mắt bị sạm đen. Bạn sẽ thấy rằng nhiều người bị suy thận có khuôn mặt bơ phờ, bọng mắt sâu và thậm chí cả quầng thâm dưới mắt.
Trong trường hợp không thức khuya, không căng thẳng mà mắt vẫn có quầng thâm sạm kéo dài, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ nếu có quầng thâm mắt kèm theo mệt mỏi quá độ, nước tiểu có lẫn máu, nhu cầu tiểu tăng lên, sưng phù mắt cá chân hay bàn chân, chán ăn, da khô ngứa,…
2. Vết nám da
Các vết nám trên da không chỉ là dấu hiệu lão hóa da tự nhiên mà còn cho thấy hệ thống nội tiết, gan, thận gặp vấn đề.
Theo lý thuyết y học cổ truyền Trung Quốc, các vết nám hay vết sạm trên da thường liên quan mật thiết tới chức năng của lá lách, dạ dày, sức khỏe gan và chức năng thận. Đặc biệt khi lá lách và dạ dày yếu hoặc gan khí không thông suốt, các độc tố trong cơ thể không thể “thải” ra một cách hiệu quả, chúng sẽ bắt đầu “nở hoa” trên bề mặt da, hình thành các vết nám da, các mảng da sạm màu thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, bao gồm cả tuổi thọ.
Bên cạnh đó, Chloasma (rám má) là một tình trạng tăng sắc tố da do melanin gia tăng trong lớp biểu bì – cũng có thể liên quan tới rối loạn chức năng gan, thường gặp ở nữ giới. Điều này được giải thích là do gan giải độc kém, khiến khí huyết bị tắc nghẽn nên các mảng nám trên da dễ hình thành hơn. Ngoài bệnh gan thì rám má cũng có thể gặp ở người có rối loạn nội tiết như bướu cổ, cường giáp, nhược giáp; các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung…
3. Lưỡi đen
Lưỡi được bao phủ bởi hàng trăm các nhú nhỏ xíu gọi là nhú lưỡi. Nhú lưỡi khỏe mạnh thường có màu trắng mỏng, hồng tự nhiên mà không nhờn dính. Tuy nhiên nếu nhú lưỡi bị bao phủ bởi màu đen dày hay nhờn rít thì cần cảnh giác.
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, khi nhiệt tích tụ quá nhiều ở lá lách và dạ dày, các chất thải trong hệ tiêu hóa không được thải ra ngoài kịp thời, khiến độ ẩm và độc tố tích tụ trong cơ thể, biểu hiện cuối cùng là lớp nhú lưỡi chuyển sang màu đen. Những nội độc tố này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người và dần dần rút ngắn tuổi thọ.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, sự tích tụ chất độc này còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể và thậm chí trở thành tác nhân gây ra một số bệnh nghiêm trọng.
Nguồn: Sohu