Trầm hương thực chất là phần gỗ bên trong cây dó bầu được hình thành khi cây tiết ra chất tự bảo vệ khi gặp sự cố như kiến làm tổ bên trong thân, sùng đục hay thân cây bị gãy.
“Chất tự bảo vệ” sẽ được tiết ra trong thời gian dài, tích tụ nhiều lên, từ đó được gọi là hương trầm. Căn cứ vào mức độ nhiễm dầu, trọng lượng, xuất xứ, hương vị… mà trầm hương có các tên gọi khác nhau.
Thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh
Việc đốt trầm là một cách bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và thần linh.
Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí. Ảnh Đinh Huế
Hương thơm của trầm hương tự nhiên được coi là “cầu nối” thiêng liêng giúp gia chủ truyền tải tấm lòng thành đến các bậc bề trên, đồng thời thể hiện sự tôn trọng trong nghi thức cúng bái.
Thanh lọc không khí
Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Khi đốt trầm trên bàn thờ, làn khói nhẹ tỏa ra giúp không gian trở nên thanh tịnh, trong lành, giữ cho khu vực thờ cúng luôn trang nghiêm và sạch sẽ về mặt tâm linh.
Tạo sự kết nối tâm linh
Hành động đốt trầm giúp tạo nên sợi dây kết nối vô hình giữa hai thế giới âm – dương. Đây là cách để gia chủ tưởng nhớ người đã khuất và bày tỏ mong ước bình an, hạnh phúc cho gia đình.
Xua đuổi tà khí, thu hút vượng khí
Trong phong thủy, trầm hương có tác dụng xua đuổi tà khí, ma quỷ và hóa giải năng lượng xấu. Khi đốt trầm trên bàn thờ, mùi hương thanh khiết và làn khói nhẹ nhàng giúp thu hút vượng khí, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Trầm hương. Ảnh Đinh Huế
Ngày Rằm và mùng 1 Âm lịch
Đốt trầm hương vào những ngày này giúp thanh lọc không gian thờ cúng, xua đuổi tà khí và tạo sự kết nối thiêng liêng với tổ tiên, thần linh. Đây cũng là dịp để gia chủ cầu mong may mắn, bình an và thuận lợi cho tháng mới.
Ngày giỗ
Đốt trầm hương vào ngày giỗ là cách để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã khuất. Hương thơm của trầm tạo nên không gian ấm cúng, trang nghiêm, giúp gia chủ kết nối tâm linh với người đã khuất, cầu mong sự phù hộ độ trì.
Ngày lễ, Tết quan trọng
Các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hoặc các ngày lễ Tết truyền thống khác là thời điểm thích hợp để đốt trầm hương.
Đốt trầm trong dịp này mang ý nghĩa tẩy uế, xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ và đón chào năm mới với vượng khí, tài lộc và bình an. Đồng thời, đây cũng là dịp để gia đình cầu xin tổ tiên và thần linh ban phước lành cho gia đạo
Các dịp cầu bình an, tài lộc
Khi gia đình gặp khó khăn, muốn cầu bình an, may mắn và tài lộc, việc đốt trầm hương trên bàn thờ giúp gia chủ thanh lọc năng lượng xấu, tạo không gian tích cực và an lành.
Trong phong thủy, hương trầm được xem là “kích hoạt” năng lượng tốt, cân bằng âm dương và mang lại tài vận cho gia chủ.
Khi làm lễ tân gia, khai trương
Trong các dịp lễ tân gia, khai trương, đốt trầm hương trên bàn thờ hoặc trong không gian mới giúp xua tan tà khí, hóa giải vận xui và thu hút vượng khí vào nhà. Đây là nghi thức quan trọng để cầu mong khởi đầu thuận lợi, may mắn và thành công.
Đốt trầm hương trong quá trình thiền định hoặc tụng kinh giúp gia chủ tĩnh tâm.
Khi thiền định hoặc tụng kinh
Đốt trầm hương trong quá trình thiền định hoặc tụng kinh giúp gia chủ tĩnh tâm, tập trung tinh thần và kết nối với năng lượng tâm linh. Hương thơm của trầm tạo không gian thanh tịnh, nhẹ nhàng và giúp tâm hồn an yên.
Tần suất, thời gian đốt trầm hương
Về tần suất, gia chủ chỉ nên dừng lại ở việc đốt trầm hương 1 lần/ngày. Không nên đốt trầm quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, buổi sáng sớm là khoảng thời gian tốt nhất để đốt trầm trên bàn thờ gia tiên.
Lúc này, hương thơm từ trầm sẽ mang lại năng lượng tích cực, tạo cảm giác thư giãn tuyệt vời. Điều này giúp bạn khởi động ngày mới may mắn hơn, đồng thời cũng thúc đẩy nguồn vượng khí cho ngày dài thêm trọn vẹn tốt lành.
Không xê dịch bát hương khi đốt trầm
Giữ lư hương cố định là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đốt hương trầm. Tương tự như khi đốt nhang thường, gia chủ cũng cần phải giữ bát hương ở vị trí cố định. Bởi vì xê dịch bát hương được xem là điều cấm kỵ trong thờ cúng, ảnh hưởng không tốt đến phong thuỷ.
Cố định bát hương khi đốt trầm đảm bảo tính linh thiêng và tôn nghiêm trong nghi thức thờ cúng. Lưu ý, trong trường hợp đốt trầm trên bát hương, khi trầm đã cháy hết, gia chủ nên dọn dẹp tàn hương nhẹ nhàng bằng vật dụng riêng.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.