Theo bác sĩ sản phụ khoa Zhan Jingquan (Đài Loan, Trung Quốc), thông thường buồng trứng sẽ bắt đầu suy giảm chức năng khi bước vào độ tuổi từ 45 đến 50, tức là khi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu sự suy giảm chức năng này xảy ra trước tuổi 40 thì được gọi là suy buồng trứng sớm.

Ông cũng bày tỏ lo ngại của mình trước thực trạng suy buồng trứng sớm đang trẻ hóa rất nhanh. Trong khi đó, thường bị phát hiện muộn và điều trị không “tới nơi tới chốn”. Ví dụ như một bệnh nhân họ Xu gần đây của bác sĩ Zhan, mới 26 tuổi nhưng buồng trứng suy yếu đến mức như ngoài 40.

Cô gái 26 tuổi nhưng buồng trứng đã già ngang tuổi 40, chính 3 thói quen này gây thảm họa- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cô Xu đi khám sau thời gian dài rối loạn kinh nguyệt và tiểu rất nhiều, tiểu không tự chủ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy mức độ AMH (hormone kháng Muller) của cô gái này thấp hơn 1, cho thấy buồng trứng của cô đã mất đi chức năng hoạt động bình thường. Cô chưa lập gia đình và sẽ rất khó mang thai.

Phân tích bệnh sử chỉ ra chính 3 thói quen cực phổ biến với người trẻ tuổi đã dẫn tới “thảm họa” này. Đó là: thích đồ dầu mỡ, thường xuyên thức khuya và làm căng thẳng kéo dài vì áp lực công việc.

Ông giải thích: “Bệnh nhân có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, dẫn tới béo phì. Đây là yếu tố làm rối loạn chức năng buồng trứng, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học lại ảnh hưởng tới hoạt động cũng như quá trình tự phục hồi của buồng trứng cũng như hormone estrogen. Còn môi trường căng thẳng làm tăng hormone cortisol, gây rối loạn nội tiết tố nữ và ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng”.

Hậu quả của suy buồng trứng sớm và dấu hiệu nhận biết

Thông qua trường hợp của cô Xu, bác sĩ Zhan Jingquan nhắc nhở: “Trên thực tế, mọi người chỉ biết suy buồng trứng sớm không tốt cho chức năng sinh sản ở nữ giới nhưng lại không hiểu ảnh hưởng chính xác như thế nào. Thậm chí, không điều trị kịp thời còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng xấu tới ngoại hình và tốc độ lão hóa, tuổi thọ” . Cụ thể như:

– Khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.

– Giảm hoặc mất ham muốn tình dục, đau đớn khi quan hệ tình dục.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư.

– Suy giảm hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ lão hóa cơ thể.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bất thường lipid và bệnh tim mạch.

– Dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ sớm.

Cô gái 26 tuổi nhưng buồng trứng đã già ngang tuổi 40, chính 3 thói quen này gây thảm họa- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ông cũng chỉ ra 7 dấu hiệu suy buồng trứng sớm tất cả các chị em cần lưu ý:

– Lão hóa da, tóc nhanh hơn: Sự thiếu hụt estrogen dẫn đến tình trạng da khô, nhăn nheo và tóc rụng, mỏng yếu.

– Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn, có thể kéo dài hoặc mất kinh trong thời gian dài.

– Thay đổi thân nhiệt: Các triệu chứng nóng bừng, đổ mồ hôi, cảm giác khó chịu ở mặt và ngực khi suy buồng trứng có thể là dấu hiệu của lão hóa buồng trứng.

– Rối loạn tiểu tiện: Suy buồng trứng sớm làm giảm estrogen, dẫn đến thay đổi chức năng của hệ tiết niệu. Mức estrogen thấp có thể làm yếu cơ bàng quang và cơ vòng, gây ra tiểu nhiều hoặc tiểu không tự chủ.

– Giảm ham muốn tình dục: Sự suy giảm hormone khiến phụ nữ cảm thấy mất hứng thú với chuyện chăn gối và gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.

– Loãng xương: Suy buồng trứng sớm dẫn đến việc cơ thể không hấp thu đủ canxi, khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy.

– Tâm trạng thất thường và mất ngủ: Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm thường cảm thấy căng thẳng, dễ tức giận và có triệu chứng mất ngủ vào ban đêm.

Nguồn và ảnh: Skypost, Women’s Health





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *