Cà phê là thức uống không thể thiếu đối với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là để khởi đầu một ngày mới đầy năng lượng.

Bạn có biết rằng, uống cà phê đúng cách không chỉ giúp tỉnh táo mà còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong? 

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn, thường do tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch. Đây là tình trạng nguy hiểm, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này nhờ một thói quen đơn giản: Uống cà phê.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đăng trên tạp chí Stroke cho thấy, những người uống 1-3 cốc cà phê mỗi ngày giảm được 20% nguy cơ đột quỵ so với những người không uống.

Cách uống cà phê giúp ngừa đột quỵ hiệu quả nhất - 1

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người Việt (Ảnh: Getty)

Nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 83.000 người trưởng thành Nhật Bản, kéo dài suốt 13 năm. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cà phê giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ổn định. Tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism bởi nhóm tác giả từ Đại học Y khoa Tô Châu (Trung Quốc) và Thụy Điển cũng đã củng cố thêm lợi ích này.

Theo Sci-News, nghiên cứu đã theo dõi hơn 360.000 người từ ngân hàng dữ liệu BioBank (Anh), trong đó có hơn 172.000 người mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Sau 11 năm theo dõi, kết quả cho thấy những người uống khoảng 200-300mg caffeine mỗi ngày từ cà phê và trà có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc hai hoặc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa, bao gồm đột quỵ.

Dưới đây là cách uống cà phê mang lại hiệu quả chống đột quỵ cao nhất:

Cà phê đen không đường: Vị đắng “ngọt ngào” với tim

Cà phê đen không đường là lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn tận dụng tối đa lợi ích của cà phê.

Loại cà phê này không chứa đường và chất béo, giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường – những yếu tố làm tăng khả năng đột quỵ.

Một nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra rằng, cà phê đen chứa nhiều chất chống oxy hóa như: polyphenol và axit chlorogenic, giúp bảo vệ mạch máu và giảm viêm hiệu quả.

Bác sĩ từ Đại học Johns Hopkins cũng khẳng định rằng, cà phê đen giúp tăng độ nhạy insulin, ổn định đường huyết, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2. Nhờ vậy, uống cà phê đen mỗi ngày có thể gián tiếp giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mẹo nhỏ: Hãy tập dần thói quen uống cà phê không đường, nếu chưa quen, bạn có thể bắt đầu bằng cách giảm dần lượng đường và sữa mỗi ngày. Hãy thử thêm một chút quế hoặc vani để tăng hương vị mà không cần thêm đường.

1-3 cốc mỗi ngày là đủ

Không phải cứ uống nhiều cà phê là tốt, việc uống quá mức có thể phản tác dụng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống cà phê ở mức vừa phải, khoảng 1-3 cốc mỗi ngày, là an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Nghiên cứu từ Viện Tim mạch Quốc gia Mỹ cho thấy, việc uống cà phê ở mức độ này không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mà còn tốt cho chức năng tim và giúp ngăn ngừa suy tim.

Theo Sci-News, lượng caffeine lý tưởng 200-300mg mỗi ngày, không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mà còn cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác như: giảm cholesterol xấu và kháng insulin.

Đây là hai yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê (trên 4 cốc mỗi ngày) có thể gây tăng nhịp tim, huyết áp và lo âu. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người đã có tiền sử bệnh tim mạch.

Kết hợp cà phê với chế độ ăn uống lành mạnh

Cà phê sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Theo nghiên cứu đăng trên European Journal of Preventive Cardiology, những người uống cà phê kết hợp với chế độ ăn Địa Trung Hải – giàu rau xanh, cá, dầu ô liu, và các loại hạt – có nguy cơ đột quỵ thấp hơn hẳn.

Chế độ ăn này giúp hỗ trợ chức năng mạch máu và tăng cường tác dụng bảo vệ của cà phê đối với tim mạch.



Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *