Ngày nay, làm thêm giờ, chạy deadline hay đắm chìm vào việc xem điện thoại di động mỗi đêm… đã khiến thức khuya trở thành một phần bình thường trong cuộc sống của nhiều người. Thức khuya cũng sẽ kéo theo việc bạn dễ cảm thấy đói hoặc “buồn miệng” và dẫn đến ăn đêm. 

Tuy nhiên, cũng có một thói quen khác liên quan đến việc ăn uống vào buổi tối. Để giảm cân nhanh chóng, nhiều người chọn chỉ ăn 1-2 bữa/ngày, cắt giảm bữa tối và để bụng đói đi ngủ và cho rằng thà đi ngủ lúc đói còn hơn là ăn đêm. Vậy rốt cuộc trong 2 lựa chọn này, thói quen nào mới là điều có hại cho sức khỏe hơn mà bạn nên sớm thay đổi?

Ăn vặt vào ban đêm trước khi đi ngủ có thực sự tệ không?

Nhiều người cho rằng ăn nhẹ vào nửa đêm trước khi đi ngủ là không tốt và đó là lý do khiến bạn tăng cân. Trên thực tế, theo ý kiến chuyên gia được đăng tải trên tờ Nhật Báo Hồ Nam, Trung Quốc, việc tăng cân không liên quan nhiều đến thói quen ăn đêm. Nguyên nhân khiến bạn tăng cân là do lượng calo bạn tiêu thụ vượt quá nhu cầu của cơ thể. Lượng calo dư thừa đều được chuyển hóa thành mỡ và “bám chặt” vào bụng, mông và đùi của chúng ta. Vì vậy, miễn là bạn tiêu thụ ít calo hơn nhu cầu của cơ thể thì bạn sẽ không tăng cân.

Nếu trước khi đi ngủ hoặc phải làm việc vào ban đêm, bạn cảm thấy bụng cồn cào, não bộ trì trệ và thiếu năng lượng một cách rõ ràng, thì hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ. Đối với những người đang giảm cân, họ thường ăn ít vào ban ngày và không tránh khỏi cảm thấy rất đói vào ban đêm. Trên thực tế, ăn một chút và giảm dần lượng thức ăn sẽ tốt hơn so với việc bạn bỏ bữa ngay lập tức khi bước vào chu trình giảm cân. Ngược lại, nếu bạn đã ăn nhiều vào ban ngày và lượng năng lượng nạp vào cao, bạn vẫn sẽ tăng cân ngay cả khi không ăn vặt lúc nửa đêm. Việc ăn thêm vào ban đêm chỉ là “giọt nước tràn ly” khi bạn không phân bổ lượng thức ăn 1 cách khoa học ngay từ đầu.

Đương nhiên, khi ăn đêm chúng ta vẫn phải chọn lựa loại thực phẩm và lượng thực phẩm phù hợp. Bởi vì ăn đêm thường xuyên, đặc biệt là quá muộn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn có thể dẫn đến một số bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trong số các bệnh dễ mắc phải do thói quen nói trên, có một chứng được gọi là Hội chứng ăn đêm (Night Eating Syndrome – NES). Những bệnh nhân mắc hội chứng này không có cảm giác thèm ăn và không muốn ăn vào buổi sáng, nhưng lại có cảm giác thèm ăn mạnh mẽ vào ban đêm. Lượng năng lượng tiêu thụ sau bữa tối chiếm hơn 50% cả ngày. Họ cũng thường thức dậy vào ban đêm để ăn vặt (hơn 3 lần một tuần trong hơn 3 tháng). Lượng năng lượng tiêu thụ của họ cao hơn nhiều so với người bình thường và tỷ lệ béo phì cũng cao.

Để bụng đói đi ngủ có tốt cho sức khỏe hơn không?

Trên thực tế, nếu bạn thực sự bỏ bữa tối, “đi ngủ với cái bụng đói” cũng có thể gây hại cho cơ thể bạn. Biểu hiện trực tiếp và rõ ràng nhất chính là cơn đói cồn cào gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Năng lượng và dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần cho các bữa mỗi ngày đều giống nhau. Vì vậy, nếu chúng ta bỏ bữa nào đó và không ăn thêm vào những lúc khác dễ khiến cơ thể cảm thấy thiếu và gây ra cảm giác, mệt mỏi uể oải. Khi nhịn ăn, bỏ bữa, cơn đói sẽ đến với bạn một cách mạnh mẽ hơn so với việc cắt giảm khẩu phần ăn một cách từ từ. 

Nếu bạn chỉ bỏ bữa tối và giữ nguyên các thói quen sinh hoạt khác, về lâu dài bạn sẽ gặp phải vấn đề suy dinh dưỡng. Ví dụ, cơ thể chúng ta có thể trở nên uể oải, yếu ớt, chán nản và có làn da xỉn màu… Đây đều là những biểu hiện của suy dinh dưỡng. Đối với một số người mắc bệnh đặc biệt, việc bỏ bữa tối sẽ có tác động lớn hơn đối với họ. Như đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày. Và đối với những người làm việc trong một số thời gian đặc biệt (như làm việc ca đêm), nếu không ăn vào ban đêm, họ sẽ không thể có được nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc một cách suôn sẻ.

Tuy nhiên, nếu muốn ăn nhẹ vào lúc nửa đêm, bạn nên:

1. Ăn một bữa ăn nhẹ từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ

 

 

Mặc dù có thể ăn đêm, nhưng bạn cần chú ý không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ vì điều này dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và dẫn đến năng lượng kém vào ngày hôm sau. Nên ăn nhẹ từ 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ. Ví dụ, nếu bạn dự định đi ngủ sau 11 giờ tối, bạn nên ăn xong bữa ăn nhẹ trước 9 giờ 30.

2. Cố gắng chọn những thực phẩm nhẹ và lành mạnh

 

 

Nhiều người thích ăn mì ăn liền, bánh quy, bánh ngọt, đồ nướng và gà rán vào bữa ăn đêm, nhưng về cơ bản đây là những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường, không tốt cho sức khỏe và không thích hợp để làm bữa ăn đêm.

Ngoài ra, không nên ăn những loại gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu vào bữa ăn nhẹ lúc nửa đêm. Bạn nên ưu tiên các loại trái cây, ngũ cốc, đậu và sữa. Những thực phẩm này ít protein và chất béo, dễ tiêu hóa và hấp thụ, không gây gánh nặng cho đường tiêu hóa.

(Theo Toutiao, Hunan Daily)





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *