Cải thìa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cải thìa có hình dáng đặc trưng với từng bẹ lá uốn cong như cái muỗng. Phần lá màu xanh tươi mát, thân mập, hơi lùn nhưng bẹ to, phần gốc bẹ có màu trắng. Loại rau này không chỉ dễ ăn mà còn không quá đậm vị như nhiều loại rau khác, do đó rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình.
Có thể giảm nguy cơ mắc ung thư: Cải thìa có chứa glucosinolate. Khi tiêu hóa, chất này sẽ chuyển thành các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Đặc biệt, selen trong cải thìa cũng góp phần hạn chế nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, thực quản và dạ dày.
Tốt cho tim mạch: Cải thìa có chứa kali, magie và canxi, giúp điều hòa huyết áp. Ngoài ra, vitamin C, chất chống oxy hóa và chống viêm trong cải thìa còn có thể thúc đẩy lưu thông máu. Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn rau xanh thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Việc bổ sung cải thìa vào bữa ăn hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Hỗ trợ giảm cân: Loại cảu này giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa rất ít calo, giúp giảm cân. Hàm lượng chất xơ và nước trong cải thìa giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn mà không cần phải nạp nhiều calo. Nhờ đó, bạn có thể giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát được lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Lưu ý: Trong 240 gram cải thìa cung cấp tới 27% nhu cầu vitamin K hằng ngày của cơ thể. Vitamin K liên quan trực tiếp đến quá trình đông máu. Vì vậy, tiêu thụ quá nhiều vitamin K có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Bạn có thể xào, nấu canh, nấu lẩu,… Loại rau này được mệnh danh là “nhân sâm đầu mùa” nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời.
Cải thìa sống có chứa một loại enzyme là myrosinase. Enzyme này sẽ ngăn cơ thể hấp thụ i ốt, làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, cải thìa chín vô hiệu hóa được enzyme myrosinase, và tiêu thụ lượng cải thìa vừa phải cũng không đáng lo ngại.
Cải thìa, hay còn được biết đến với tên gọi cải chíp, cải muỗng, là một loại rau xanh vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của người Việt cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, theo Dân Việt .
Lợi ích sức khỏe của rau cải cúc
Rau cải cúc hay còn được gọi là cúc tần ô là loại rau xanh phổ biến trong đời sống. Là cây thảo sống hằng năm, thân và lá của loại cây này đều có thể ăn được, hoa và rễ có thể dùng làm thuốc.
Tốt cho hệ miễn dịch: Các chất dinh dưỡng có trong hoa cúc có tác động nhất định đến khả năng miễn dịch của con người, thông tin trên Lao Động .

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Loại rau này rất giàu vitamin, có thể làm dịu thần kinh và tiếp thêm sinh lực cho não, thúc đẩy giấc ngủ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Vì vậy, người cao tuổi có thể ăn nhiều rau cải cúc, có tác dụng tăng cường trí não, giảm xác suất sa sút trí tuệ do tuổi già. Đun sôi cải cúc với đường phèn để làm ẩm phổi và giảm ho.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Cải cúc chứa nhiều chất xơ thô, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đại tiện. Bên cạnh đó, những người hay nóng giận cũng có thể ăn rau cải cúc để hạ hỏa, bảo vệ gan.
Làm đẹp da: Có thể nhiều người không biết cải cúc chứa nhiều chất xơ, có thể tăng tốc độ nhu động đường tiêu hóa của con người, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc trong cơ thể, giảm tác hại của các chất độc này đối với da, ngoài ra các vitamin và khoáng chất trong nó có thể nuôi dưỡng làn da mỏng manh, cải thiện độ đàn hồi của da.
Tốt cho hệ thống tim mạch: Ăn thường xuyên rau cải cúc có thể ngăn ngừa sự suy giảm chức năng của bệnh tim và giảm một loạt các bệnh tim. Nó có lợi rất nhiều để duy trì sức khoẻ của trái tim con người.