Trái tắc, hay còn gọi là trái quất, từ lâu đã quen thuộc trong gian bếp Việt với hương thơm tinh tế và vị chua thanh đặc trưng. Không chỉ là gia vị đắc lực tạo nên những món ăn hấp dẫn, tắc còn được tận dụng để ngâm siro, mang đến thức uống giải nhiệt sảng khoái. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, món quả dân dã này nay đã được “nâng tầm” thành đặc sản mứt quất, đặc biệt đắt khách mỗi độ Tết Nguyên đán về.
Trên thị trường, mứt quất được bày bán trong những hộp quà trang nhã, với mức giá dao động trên 100.000 đồng/kg. Sức hút của món mứt này đến từ màu sắc vàng óng bắt mắt, hương thơm đặc trưng của tinh dầu tắc, cùng vị chua ngọt hài hòa tan chảy trong miệng. Nhiều người tiêu dùng còn chia sẻ rằng, mứt quất không chỉ lạ miệng mà còn có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng, trở thành món quà biếu Tết ý nghĩa dành tặng ông bà, cha mẹ.
Bí quyết để làm nên món mứt quất ngon hảo hạng nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Những trái tắc chín mọng, tươi rói, căng tràn nhựa sống là lựa chọn hàng đầu, bởi quả héo sẽ không có được lượng tinh dầu thơm nồng như quả tươi. Để mứt quất có màu vàng óng quyến rũ, người làm cần khéo léo điều chỉnh ngọn lửa liu riu trong quá trình sên, đồng thời canh chuẩn thời gian để mứt không bị cạn khô, mất đi độ dẻo mềm.
Chia sẻ về món mứt quất, bạn Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trên tờ Tri thức & Cuộc sống: “Thay vì các loại mứt truyền thống quen thuộc, Tết năm nay mình quyết định đổi gió, mua mứt quất và mứt vỏ bưởi để biếu bên nội và bên ngoại. Thật bất ngờ, ai ăn cũng tấm tắc khen ngon và hỏi địa chỉ mua uy tín.
Bản thân mình vốn là ‘fan cuồng’ của mùi thơm trái tắc, nên đặc biệt yêu thích món mứt này. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế giữa vị ngọt thanh và vị chua dịu, điểm xuyết chút the the nơi đầu lưỡi, vô cùng kích thích vị giác.”
Không chỉ là món ăn ngon miệng, trái tắc còn là “vị thuốc” quý giá từ thiên nhiên. Theo các nghiên cứu, trái tắc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, tắc còn hỗ trợ điều trị các rối loạn đường ruột và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Đặc biệt, cả vỏ và hạt của tắc đều có thể ăn được, mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Công dụng của trái quất cho sức khỏe:
Kiểm soát mức cholesterol
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại nước này có thể giúp bạn giảm mức cholesterol, đây là một bước quan trọng để giảm cân và tránh hội chứng chuyển hóa.
Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Tăng khả năng miễn dịch
Quất chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác, loại nước này đã được sử dụng như một chất tăng cường miễn dịch.
Nó có thể kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và chống lại tác động tiêu cực của các gốc tự do, nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Làm dịu dạ dày
Mặc dù có hàm lượng axit citric và axit cao trong loại quả này, nhưng nhiều người vẫn uống nó như một chất làm dịu dạ dày.
Bởi quất có thể làm giảm mức độ viêm khi tiêu thụ điều độ, giảm nguy cơ phát triển vết loét và bảo vệ bạn khỏi bệnh trào ngược axit.
Thúc đẩy sản xuất collagen
Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất collagen, là hợp chất cần thiết để tạo ra mọi mô, sợi cơ và tế bào trong cơ thể.
Nước tắc có thể tạo ra axit ascorbic giúp tăng khả năng phát triển của cơ thể, cũng như sửa chữa những tổn thương do chấn thương, bệnh tật hoặc phẫu thuật.
Có lợi đối với bệnh tiểu đường
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện về tác dụng điều hòa lượng đường trong máu của nước tắc.
Nó có thể giúp điều chỉnh việc giải phóng glucose và insulin vào máu, đây là một tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ phát triển bệnh.
Giúp giảm cân
Nước quất có tác động đối với việc giảm cân, vì nó không chỉ tăng cường trao đổi chất mà còn loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể có thể góp phần tích trữ chất béo.
Bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất, nước ép này có thể tăng cường đốt cháy chất béo thụ động suốt cả ngày, đồng thời giải độc cơ thể sẽ giúp tất cả các hệ thống cơ quan của bạn hoạt động trơn tru hơn và hoạt động tốt, giúp đốt cháy calo.