Rằm tháng Chạp là một ngày rất quan trọng với người dân Việt, vì tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm, và được gọi là “tháng củ mật”. Trong thời điểm này, con người dễ gặp chuyện xui xẻo hơn, nên làm gì cũng phải cẩn thận hơn. Do đó, cúng Rằm tháng Chạp cần phải chỉn chun, tươm tất hơn so với những ngày Rằm khác.

Khi cúng Rằm tháng Chạp, gia chủ nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không nên đặt” trên bàn thờ. Có như thế mới thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, thần linh đã phù hộ trong suốt năm qua, cũng như giúp gia đình không bị tổn hại phúc khí, tránh được những chuyện xui xẻo.

2 thứ nên đặt trên bàn thờ vào ngày Rằm tháng Chạp

– Mâm cỗ cúng

Thắp hương Rằm tháng Chạp nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không đặt” trên bàn thờ - 1

Mâm cỗ cúng là một phần quan trọng trong các nghi lễ cúng bái, đặc biệt là vào những dịp đặc biệt như Rằm tháng Chạp. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng không chỉ là hành động thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh mà còn là lời cầu nguyện, hy vọng mọi chuyện hanh thông, suôn sẻ, mong cầu một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.

Mâm cỗ cúng có thể là cỗ mặn, gồm các món như xôi, thịt gà luộc, thịt lợn, chả lụa, nem, canh măng, bát cơm trắng, bánh chưng (hoặc bánh tét) và các món ăn truyền thống khác. Nếu làm mâm cỗ ngọt có thể bày bánh kẹo, trái cây, chè, hoặc những món ngọt khác theo phong tục của từng vùng miền. Hoặc, bạn có thể làm mâm cỗ chay hay đặt một mâm ngũ quả lên bàn thờ.

Chọn mâm cỗ cúng gì là tùy theo phong tục của từng nhà, từng vùng miền và điều kiện kinh tế của gia đình, điều quan trọng nhất chính là tấm lòng thành.

– Bình hoa tươi

Thắp hương Rằm tháng Chạp nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không đặt” trên bàn thờ - 2

Hoa là một trong những vật phẩm đẹp, tinh khiết, tượng trưng cho sự thanh cao và sự tôn kính. Dâng hoa lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng Chạp thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên, thần linh, đồng thời giúp tạo không gian thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh.

Ngoài ra, đặt bình hoa trên bàn thờ còn mang ý nghĩa cầu mong gia đình luôn vững mạnh, hạnh phúc, ấm êm. Khi thắp hương Rằm tháng Chạp, bạn có thể chọn hoa cúc – loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ và phúc lộc; hoa lan – tượng trưng cho sự cao quý, tinh tế; hoa huệ – mang ý nghĩa của sự trong sạch, thuần khiết; hoa hồng – đại diện cho tình yêu, sự kính trọng và may mắn.

3 thứ không nên đặt trên bàn thờ vào ngày Rằm tháng Chạp

– Đồ giả

Thắp hương Rằm tháng Chạp nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không đặt” trên bàn thờ - 3

Theo quan niệm tâm linh, người đã khuất thường chỉ “ăn hương ăn hoa”. Việc cúng trái cây và hoa tươi giúp tổ tiên cảm nhận được mùi thơm của hoa quả, thể hiện lòng thành kính của con cháu.

Tuy nhiên, vì muốn tiết kiệm hoặc giữ được lâu, tái sử dụng, một số người đã bày đồ giả như hoa, quả, tiền giả… lên bàn thờ khi thắp hương. Đây được coi là một điều cấm kỵ, bị xem là bất kính với tổ tiên, thể hiện sự thiếu thành tâm, hời hợt, dễ bị các bề trên khiển trách và mang lại vận xui.

Vì thế, khi cúng Rằm tháng Chạp, gia chủ nên dâng những vật phẩm tươi mới, thật, đẹp đẽ và trang nghiêm để nhận được sự phù hộ của tổ tiên và thần linh.

– Những loài hoa tối kỵ

Thắp hương Rằm tháng Chạp nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không đặt” trên bàn thờ - 4

Bình hoa tươi là thứ không thể thiếu trên bàn thờ khi thắp hương. Tuy nhoene, không phải loại hoa nào cũng phù hợp để dâng cúng. Khi thắp hương Rằm tháng Chạp, bạn nên tránh những loài hoa mang ý nghĩa xấu, kém trang trọng như hoa ly, cúc vạn thọ, hoa sứ, hoa phù dung,…

Cụ thể, hoa ly dù đẹp và thơm nhưng lại gợi nhớ đến sự chia ly, ly tán. Hoa cúc vạn thọ có mùi hôi, dễ khiến bề trên không vui nên không thích hợp trưng trên bàn thờ. Hoa nhài tuy đẹp và mang hương thơm làm say lòng người nhưng theo dân gian, ý nghĩa của hoa nhài thường liên quan đến những câu chuyện trai gái không đứng đắn.

Hoa phù dung có đặc tính “sớm nở tối tàn” và thay đổi màu sắc suốt trong ngày, nên cũng không thích hợp để dâng cúng. Ngoài ra, bạn không nên chọn những loài hoa có màu sắc quá nhạt nhòa, bị dập gãy để dâng lên bàn thờ.

– Chân hương vòng

Thắp hương Rằm tháng Chạp nên tuân theo quy tắc “2 nên đặt – 3 không đặt” trên bàn thờ - 5

Gia chủ không nên tự ý cắm chân hương vòng vào bát hương trên bàn thờ. Bởi lẽ, thường chỉ có các nơi thờ tự như đền, chùa, đình, phủ mới cho phép cắm que sắt vào bát hương để thắp hương vòng.

Nếu cắm hương vòng cũng như những vật dụng kim loại như lư đồng, chân nến trên bàn thờ gia tiên thì gia chủ có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu vẫn muốn thắp hương vòng, gia chủ nên đốt hương ngoài bát hương và đặt trên đĩa.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Tại sao nên sắm bát đĩa mới vào dịp Tết? Biết lý do tôi liền đi mua ngay

Bát thường được dùng để đựng cơm, mỗi người sẽ có một bát cơm riêng. Vì vậy theo quan niệm dân gian, việc mua bát mới tượng trưng cho việc thêm người…

Tết nguyên đán



Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *