Dịch cúm mùa đang có những diễn biến phức tạp ở miền Bắc, khiến nhiều ca phải nhập viện, chức năng phổi không đảm bảo. Khi thời tiết lạnh hơn và mọi người thường ở trong nhà nhiều hơn, các bệnh về đường hô hấp này thường lây lan trong không gian kín.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh cúm bắt đầu tăng vào tháng 10 và thường đạt đỉnh điểm từ tháng 12 đến tháng 2. Ngoài cúm, một số loại virus đường hô hấp khác cũng lưu hành, chẳng hạn như rhino virus và RSV, gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh. Và Covid-19 vẫn là một mối đe dọa.

Các bác sĩ cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh trong thời điểm này của năm. Nhưng hơn ai hết, họ biết cách tự bảo vệ mình. Dưới đây là những điều các chuyên gia không bao giờ làm để giữ gìn sức khỏe:

1. Tuyệt đối không bỏ qua hoặc trì hoãn tiêm phòng cúm

5 thói quen bác sĩ không bao giờ làm trong mùa cúm, bảo sao tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày vẫn khỏe mạnh- Ảnh 1.

GS Marie-Louise Landry (khoa Y học tại Đại học Y Yale) giải thích, việc bỏ qua hoặc trì hoãn tiêm vắc-xin cúm có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh nặng do các biến chứng liên quan đến cúm.

GS Landry chia sẻ: “Trước đây, tôi đã bị cúm nhiều lần và mỗi lần đều rất nặng. Kể từ khi tôi tiêm phòng cúm hàng năm, tôi chỉ bị nhiễm cúm 1 lần. Nó khá nhẹ và diễn biến ngắn so với trước đây”.

Bất kể ai, từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến nghị tiêm phòng cúm mỗi mùa, với một vài ngoại lệ hiếm hoi. Bạn nên tiêm vắc-xin cúm ngay khi có sẵn trong cộng đồng để cơ thể có thời gian tạo kháng thể chống lại virus.

2. Không đi làm khi bị cúm

GS Richard A. Martinello (chuyên bệnh truyền nhiễm và nhi khoa tại Đại học Y Yale) nói: “Tôi chắc chắn sẽ tránh đi làm nếu bị cúm hoặc cảm lạnh. Chúng ta có trách nhiệm với nhau và khi đi làm trong khi bị bệnh, chúng ta sẽ khiến những người xung quanh có nguy cơ lây nhiễm”.

5 thói quen bác sĩ không bao giờ làm trong mùa cúm, bảo sao tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày vẫn khỏe mạnh- Ảnh 2.

Vì cúm, cảm lạnh lây lan từ người bị nhiễm bệnh qua các giọt bắn đường hô hấp và bề mặt chứa virus nên tốt nhất nên ở nhà nếu bị bệnh. Điều này cũng sẽ giảm nguy cơ lây truyền. Theo CDC, ngay cả khi bạn không có triệu chứng nhưng xét nghiệm dương tính với cúm vẫn có thể lây virus cho người khác.

3. Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể phải ra ngoài khi bị cúm. GS John Swartzberg (Đại học California) cho biết, ông sẽ không rời khỏi nhà mà không đeo khẩu trang tốt, chẳng hạn như khẩu trang N95 hoặc KN95.

Chuyên gia cho rằng: “Bất kỳ ai bị bệnh đường hô hấp nên đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng”. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan các giọt bắn đường hô hấp có thể phát tán trong không khí khi bạn ho hoặc hắt hơi.

5 thói quen bác sĩ không bao giờ làm trong mùa cúm, bảo sao tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày vẫn khỏe mạnh- Ảnh 3.

4. Rửa tay thường xuyên

Vệ sinh tay kém có thể là một yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Theo các chuyên gia, bạn nên giữ tay sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay.

GS Martinello giải thích: “Khi tay chúng ta bị nhiễm bẩn sau chạm vào bề mặt có thể có virus. Việc chạm vào mắt hoặc mũi bằng những ngón tay bị nhiễm bẩn đó có thể khiến bạn mắc bệnh”.

Nếu đang di chuyển, không có xà phòng và nước, bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay khô có cồn như một chất khử trùng tạm thời.

5 thói quen bác sĩ không bao giờ làm trong mùa cúm, bảo sao tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày vẫn khỏe mạnh- Ảnh 4.

5. Không duy trì thói quen bận rộn thông thường

Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi đủ khi bạn bị ốm. Thông thường, chúng ta cố gắng vượt qua và tiếp tục hoạt động bất kể cảm giác thể chất của mình như thế nào. Cơ thể phát ra dấu hiệu và tín hiệu để nghỉ ngơi, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục hoạt động, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tin tốt là giấc ngủ có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, vì các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần. Việc không ngủ đủ giấc có liên quan đến việc tăng viêm nhiễm và giảm phản ứng miễn dịch. Điều này có thể kéo dài thời gian cần thiết để hồi phục sau bệnh.

Bằng cách đảm bảo ưu tiên các thói quen lành mạnh, bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để tránh bệnh tật trong mùa khắc nghiệt nhất trong năm.

(Ảnh minh họa: Internet)

(Nguồn: Huffpost)

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm, mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

6. Tiêm vắc-xin cúm mùa định kỳ hàng năm – biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất.

7. Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu,… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu được xác định mắc cúm cần được cách ly, đeo khẩu trang phòng lây nhiễm cho người khác.





Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *