“Thấp” là tình trạng bệnh lý phổ biến trong lý thuyết y học cổ truyền. Nó chỉ tình trạng ẩm ướt quá mức trong cơ thể, gây tổn hại đến chức năng của tỳ và dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với người trung niên và người cao tuổi, độ ẩm quá cao có thể gây ra các vấn đề như chán ăn, khó tiêu và đau khớp… Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này ở những người thân tuổi trung niên và cao tuổi trong gia đình mình, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ vào chế độ ăn hàng ngày. Sau đây là 3 nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, kèm theo công thức nấu các món ăn để bạn tham khảo.

1. Hạt ý dĩ – Món ăn gợi ý: Canh hạt ý dĩ, cà rốt, củ sen và sườn heo

Hạt ý dĩ hay còn biết đến cái tên là hạt cường gạo, hạt bo bo. Đây là một loại thực vật thuộc họ kê, cho hạt và được thu hoạch hàng năm. Hạt ý dĩ có hình dạng giống quả lê, có vỏ màu nâu sẫm. Nó được xem là một vị thuốc phổ biến và thông dụng trong y học cổ truyền. Hạt ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn, tác dụng kiện tỳ bổ phế, trừ thấp, thanh nhiệt, tiêu mủ. Ăn hạt ý dĩ thường xuyên có thể giúp tăng cường chức năng của lá lách và dạ dày, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của nước và ngăn ngừa các vấn đề về độ ẩm quá mức.

Nguyên liệu làm món canh hạt ý dĩ, cà rốt, củ sen và sườn heo

50g hạt ý dĩ, 1 củ cà rốt, 200g củ sen, 300g sườn non, 3 lát gừng, lượng gia vị vừa đủ, bột nêm.

Cách làm món canh hạt ý dĩ, cà rốt, củ sen và sườn heo

Bước 1: Vo sạch và ngâm hạt ý dĩ trước 2 tiếng. Gọt vỏ cà rốt và củ sen rồi rửa sạch sau đó cắt thành khối vừa ăn. Sườn rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. Cho sườn vào nồi nước sôi, chần sơ để khử mùi tanh và loại bỏ máu thừa. Sau khi chần xong vớt ra rửa lại bằng nước ấm.

Bước 2: Cho sườn heo vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ. Tiếp theo cho hạt ý dĩ đã ngâm cùng vài lát gừng vào. Bật bếp và đun sôi ở lửa lớn, vớt bỏ bọt. Sau đó đun nhỏ lửa, hầm trong khoảng 35-45 phút. Tiếp theo bạn thêm củ sen, cà rốt cùng lượng gia vị, bột nêm vừa ăn rồi tiếp tục nấu trong khoảng 30 phút trước khi dùng.

Thành phẩm món canh hạt ý dĩ, cà rốt, củ sen và sườn heo

Món canh này thơm lừng, bổ dưỡng với nước dùng thanh ngon, củ sen cùng hạt ý dĩ mềm bùi, cà rốt mang vị ngọt nhẹ, sườn mềm thơm sẽ làm gia đình bạn thích mê. Đặc biệt món ăn này lại có tác dụng bổ tỳ, trừ thấp, thích hợp cho người trung niên và cao tuổi dùng thường xuyên trong bữa cơm hằng ngày.

2. Củ mài – Món ăn gợi ý: Củ mài hấp nấm đông trùng hạ thảo và thịt chim bồ câu

Củ mài là loại thực phẩm có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ thận, bổ khí. Ăn củ mài thường xuyên có thể giúp tăng cường chức năng tỳ, dạ dày, cải thiện tiêu hóa và hấp thu, trừ thấp.

Nguyên liệu làm món củ mài hấp nấm đông trùng hạ thảo và thịt chim bồ câu

200g củ mài, 1 củ cà rốt, 100g nấm đông trùng hạ thảo, 5 quả táo đỏ, 200g thịt chim bồ câu, 3-5 lát gừng, muối, nước tương, lượng dầu mè vừa đủ.

Cách làm món củ mài hấp nấm đông trùng hạ thảo và thịt chim bồ câu

Bước 1: Củ mài đem gọt bỏ vỏ, thái khối vuông vừa ăn. Cà rốt gọt bỏ vỏ, thái miếng tương tự củ mài. Nấm đông trùng hạ thảo rửa sạch, để ráo nước. Táo đỏ loại bỏ hạt. Thịt chim bồ câu sơ chế sạch, chặt miếng vừa. Gừng đập dập.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào khay hấp, thêm chút gia vị, nước tương, dầu mè và gừng vào. Trộn đều để các nguyên liệu ngấm gia vị. Bạn có thể ướp trong khoảng 15 phút trước khi đặt vào xửng hấp. Bật bếp, hấp ở lửa lớn trong khoảng 30 phút là chín. Lấy món ăn ra, rắc thêm chút hành lá trang trí (tùy thích) rồi thưởng thức.

“Ẩm” sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm - Ảnh 4.

Thành phẩm món củ mài hấp nấm đông trùng hạ thảo và thịt chim bồ câu

Món ăn này dù chế biến đơn giản nhưng có màu sắc, mùi thơm và vị ngon, mới nhìn thôi là đã muốn ăn ngay. Món ăn kết hợp các nguyên liệu bổ dưỡng ngoài việc bồi bổ cơ thể còn có tác dụng bổ tỳ, kiện tỳ, trừ thấp, thích hợp để duy trì sức khỏe cho người trung niên và cao tuổi.

3. Bí đao – Món ăn gợi ý: Canh bí đao sườn heo

Bí đao là loại thực phẩm mang vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, thanh nhiệt, giải nhiệt. Ăn bí đao thường xuyên có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của nước, trừ thấp, bổ tỳ.

Nguyên liệu làm món canh bí đao sườn heo

500g bí đao, 300g sườn non, 3 lát gừng, lượng gia vị vừa ăn, hành và rau mùi (tùy thích).

Cách làm món canh bí đao sườn heo

Bước 1: Gọt vỏ và bỏ ruột bí đao, rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Rửa sạch sườn, chần qua nước sôi có thêm chút rượu nấu ăn để khử mùi tanh. Sau khi chần sườn xong thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước ấm.

Bước 2: Thêm lượng nước thích hợp vào nồi rồi cho sườn, gừng thái lát vào. Đun sôi ở lửa lớn sau đó chỉnh về mức lửa vừa, hầm trong khoảng 30-40 phút. Cho bí đao vào, nêm gia vị, đun tiếp trong 5-7 phút nữa là có thể lấy ra tô, thêm chút hành mùi thái nhỏ (tùy thích) rồi thưởng thức.

Thành phẩm món canh bí đao sườn heo

Món canh này thanh đạm, ngon miệng với nước dùng trong, mang vị ngọt của sườn non. Bí vừa chín tới nên ăn không bị nát, mềm nhũn. Món canh này nấu dễ lại có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng, trừ thấp, bổ tỳ, thích hợp cho mọi lứa tuổi.



Source link

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *